Home » Tam Lãnh
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
TAM LÃNH - 15 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG (1998 - 2013)
Nằm cách trung tâm Thành phố Tam Kỳ chừng 20km về phía tây của tỉnh Quảng Nam, xã Tam Lãnh có tổng diện tích 71.61km2, bao gồm 11 thôn, dân số vào khoảng trên 7.000 người.
Địa hình núi non hiểm trở, ngăn sông cách núi. Tam Lãnh đã thực sự bừng sáng lên khi dòng điện 22kV đã về. Ánh sáng văn minh đã thực sự chạm đến nơi làng quê. Sự đổi thay từng ngày trên quê hương nghèo khổ đợi chờ bao đời, nay đã về mà cứ ngỡ như mơ của bao người dân nơi đây. Ánh đèn dầu hắc hiu, tua-bin, máy phát điện v.v.. nay đã trở thành quá khứ, một quá khứ luôn được gợi nhắc đến như một bản tình ca quê nghèo,
quá khứ mang đậm bản sắc làng quê của người dân Tam Lãnh nói riêng và của Việt Nam quê hương ta nói chung. Đến nay, 100% số hộ dân đã có điện, kinh tế, văn hóa, đời sống tinh thần được nâng lên rõ rệt. Ai đã từng sống một thời tại Tam Lãnh thân thương sẽ cảm nhận được niềm vui này, niềm vui nay được nhân lân khi tiếp theo đó là tuyến đường được trải nhựa nối tiếp từ huyện và đến tận cuối chân trời của xã. Đây là tuyến đường huyết mạch có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Tam Lãnh, thuận lợi cho việc kết nối giao thông gần nhất đến trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam. Xét về độ mỹ quan thì tuyến đường này được mệnh danh như là “Đường mòn Hồ Chí Minh” thu nhỏ, bởi lẽ con đường này hầu như luôn uốn lượn quanh co theo các triền đồi men theo dọc hồ Phú Ninh về với phố huyện.
quá khứ mang đậm bản sắc làng quê của người dân Tam Lãnh nói riêng và của Việt Nam quê hương ta nói chung. Đến nay, 100% số hộ dân đã có điện, kinh tế, văn hóa, đời sống tinh thần được nâng lên rõ rệt. Ai đã từng sống một thời tại Tam Lãnh thân thương sẽ cảm nhận được niềm vui này, niềm vui nay được nhân lân khi tiếp theo đó là tuyến đường được trải nhựa nối tiếp từ huyện và đến tận cuối chân trời của xã. Đây là tuyến đường huyết mạch có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Tam Lãnh, thuận lợi cho việc kết nối giao thông gần nhất đến trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam. Xét về độ mỹ quan thì tuyến đường này được mệnh danh như là “Đường mòn Hồ Chí Minh” thu nhỏ, bởi lẽ con đường này hầu như luôn uốn lượn quanh co theo các triền đồi men theo dọc hồ Phú Ninh về với phố huyện.
Tam Lãnh, nơi bao phủ bởi những dãy núi rừng xanh thẳm xa tít, ngoài việc phát triển nông nghiệp, người dân nơi này còn chú trọng nên việc phát triển lâm nghiệp. Cây keo tràm là hình tượng nổi bật nhất gắn liền với người dân Tam Lãnh xuyên suốt thời gian dài. Đây là loài cây được người dân trồng, chăm sóc. Nhìn những rừng keo bạt ngàn vươn lên trong cái nắng gay gắt của mùa hè, cái bão bùng của mùa đông, chúng ta thấy được cuộc sống thuần khiết trong sáng, sức sống dồi dào, mãnh liệt, phẩm chất kiên cường của những ngôi dân Tam Lãnh. Với lợi ích kinh tế cao của cây keo tràm, chi phí không quá nhiều, mỗi đợt khai thác người dân thu về cũng được vài chục triệu đồng trong 1 đợt trồng trên vài hecta. Ngoài ra, người dân cũng rất ý thức được việc trồng rừng nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính. Giờ này đến với Tam Lãnh, chúng ta sẽ tận mắt trông thấy những rừng keo bạt ngàn nối tiếp tận cuối chân trời.
Lĩnh vực công nghệ thông tin là ngành phát triển nổi bậc và nhanh chóng nhất trong thời đại ngày nay. Phải nói rằng xã Tam Lãnh là một trong những xã thuộc diện xã miền núi của tỉnh Quảng Nam được tiếp cận với Internet, mạng di động khá sớm. Từ cơ quan, nhà trường đến cả những người dân đã sử dụng rất rộng rãi mạng xã hội, ước tính xã hiện có khoảng 2.500 thuê bao đang được kích hoạt. Giờ đây, việc trao đổi, nắm bắt thông tin dễ dàng và thuận lợi hơn cách đây 15 năm về trước.
Nông Sơn than đá thiếu chi
Bảo An đường tốt, Trà Mi quế nhiều
Bạc vàng thi ở Bồng Miêu… “quê mình”.
Nguồn: Tam Kỳ qua sóng phế hưng
Đúng vậy, Tam Lãnh không hổ danh là nơi “rừng vàng, núi bạc”. Vào những năm 1914-192, người Pháp đã khai thác và thu về tại đây 2.283kg vàng. Năm 2005, Công ty vàng Bồng Miêu tiếp tục khai thác tại đây, sự hiện diện của Công ty đã làm cho diện mạo Tam Lãnh đã phần nhiều thay da đổi thịt. Nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên, những chiếc xe sang trọng bon bon trên đường, một số gia đình cũng định hướng được cho tương lai của con cháu mình bởi những mảnh đất, những ngôi nhà tại thành phố Tam Kỳ hay Đà Nẵng. Kết quả đó là nhờ những năm tháng miệt mài làm việc tại công ty vàng, kể cả những người khai thác vàng tự do.
Trường THCS Tam Lãnh Thân yêu ngày ấy, nay được đổi tên thành Trường THCS Chu Văn An. Sự khang trang và bề thế của ngôi trường nằm ngay trung tâm xã được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ cho phép chúng ta khẳng định được rằng, việc dạy và học nơi đây đạt được chất lượng khá cao, bằng chứng là thế hệ 9X thi đỗ nhiều trường cao đẳng và đại học trong cả nước vào những năm qua. Trường THCS Chu Văn An là thế, trường Mầm non Hoa Mai trở thành ngôi trường khang trang nhất xã Tam Lãnh tại thời điểm này, đây là ngôi trường có đủ tiện nghi, cơ sở vật chất và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Đạt được danh hiệu này thì phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ cô trò, cũng như những đóng góp khá lớn của Cty vàng Bồng Miêu. Sự đổi mới của Tam Lãnh là một niềm vui không nhỏ đối với người dân nơi đây nhờ vào Công ty, nhưng đâu đó vẫn còn nỗi lo âu rất lớn, ám ảnh rình rập những điều mà chưa từng xảy ra trước đó tại xã nhà (ma túy, TNGT, xi-a-nua…)
Khi dòng điện đã về, giao thông thuận lợi, những dòng sông đã nối những nhịp cầu, kinh tế phát triển bền vững nhờ vào trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, thông tin được cập nhật nhanh chóng, nhu cầu được sống và hưởng thụ là tất yếu. Những ngôi nhà khang trang sạch đẹp mọc lên san sát nhau ngày một nhiều hơn. Bởi lẽ đó, mặt cho sự đóng băng của thị trường bất động sản trong những năm qua, nơi đây vẫn rất sôi động trên tuyến trục đường chính dẫn vào trung tâm xã. Đất tại đây có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng trên một nền. Một “Kỳ tích Tam Lãnh” 15 năm phát triển. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay có lẽ phải nói đến sự nhiệt huyết, quyết tâm thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ có hệ thống, thấu tình, đạt lý của lãnh đạo UBND xã, đặc biệt là sự đồng thuận nhất trí cao của người dân.
Xã Tam Lãnh phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng nông nghiệp chiếm 28.3%, tiểu thủ công nghiệp-xây dựng chiếm 44.5%, thương mại-dịch vụ chiến 27.2%, tỷ lệ hộ nghèo còn dướ 5% vào năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25.5triệu đồng/năm, lao động phi nông nghiệp trên 65% vào năm 2017. (www.phuninh.gor.vn).
Với những gì đang điễn ra tại xã Tam Lãnh thì đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 của xã chắc chắn sẽ thành công.
Trần Thanh Tuấn
Con trai tác giả : Trần Nguyễn Đăng Khoa
Tác giả và vợ
Tin liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét