Home » TRANG VĂN
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016
NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÁT (Bút ký của Hàn Giang)
“Người đàn bà mặc áo hoàng hôn
Theo sắc cầu vồng đi về hướng Núi
Ở phía ấy . .. nơi Trường Sơn vời vợi
Tóc xanh xưa, hóa câu thề
Người đàn bà mặc áo màu đen
Chờ đợi người thương, không bao giờ về nữa . . .
Trong đôi mắt tưởng chừng như có lửa
Bỗng rực lên cơn khát giữa bao màu. . .”
(st)
Ngày mới lớn, tôi đã từng được đọc bài thơ trên cũng với tựa đề “người đàn bà khát”. Lời bài thơ tôi vẫn còn nhớ nhưng tác giả bài thơ ấy thì tôi lại quên mất, có lẽ do thời gian lâu quá! Tôi nhớ bài thơ vì cách gieo vần của tác giả rất hay, người đọc dễ thuộc, nhưng để hiểu và “cảm” được bài thơ thì ngày ấy tôi chưa hiểu lắm. Chắc khi nào gặp được một “người đàn bà khát” thì tôi mới hiểu, mới cảm nhận được hết về bài thơ ấy chăng! Rồi một ngày điều ấy cũng đã đến.
Sau nhiều lần xin xỏ, năn nĩ mãi tôi được một người anh giới thiệu cho đi theo một người tên Hùng. Anh Hùng là dân chuyên nghiệp trong giới buôn gỗ, lí do đi theo anh Hùng là cho tôi tập tành để học hỏi và nhận biết các loại cây. Nhưng mục đích chính của tôi là qua đó tiếp cận với những cánh rừng đang bị khai thác trái phép, trực tiếp quan sát và ghi hình (bằng biện pháp nghiệp vụ), thu thập tài liệu để viết phóng sự về rừng, về đường đi của những phiến gỗ.
Tôi và anh Hùng đánh một chiếc Lacetti lên đường, thẳng hướng Tây Nguyên. Tiết thu, trời Cao Nguyên sáng sớm và cuối chiều lúc nào cũng có sương mù bao phủ. Khí hậu se se lạnh, cái lạnh vừa đủ để cho những cô gái giấu mình trong những chiếc áo khoác, những chiếc khăn choàng cổ đủ màu sắc.
Nhưng hình ảnh làm tôi ấn tượng nhất là hôm ấy, khoảng 5 giờ chiều, sương mù phủ kín các cánh rừng, những con đường của phố núi chìm trong màu sương trắng đục, chúng tôi chạy ngang qua một ngôi trường THPT. Đúng vào giờ tan học, hàng trăm nữ sinh trong bộ áo dài trắng, khoác ngoài là chiếc áo len ngắn tay (đan theo kiểu gile) màu xanh ùa ra cổng. Màu trắng của những tà áo dài, màu xanh của những chiếc áo len, màu của sương mù, màu của cao nguyên tạo nên một hình ảnh làm cho bất kì ai cũng trở nên ngơ ngẩn, và tôi cũng đã ngẩn ngơ!
Tối đó, hai chúng tôi dừng chân nghỉ lại ở một nhà trọ, chủ nhà trọ là người quen của anh Hùng, khách ở lại đa phần là dân lái xe tải và dân buôn gỗ. Phía đối diện là một quán cà phê khá lớn so với thị trấn này, quán cũng là một tiệm may quần áo do một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi làm chủ và hai cô nhân viên phục vụ. Cô chủ quán cà phê kiêm thợ may ấy là người phụ nữ đơn thân và rất xinh đẹp. Ngoài việc nhà trọ trên là nơi trao đổi mua bán, thương lượng giá cả cũng như cung cấp thông tin về cách vận chuyển, và hình thức thanh toán của dân làm ăn. Thì đối diện có một người đẹp đơn thân cũng là một lí do chính đáng mà cánh tài xế, dân buôn gỗ, các tay lâm tặc có số má hay chọn cái nhà trọ bình dân này để nghỉ lại qua đêm.
Ăn cơm tối xong là gần như đàn ông ở trong cái nhà trọ ấy “đổ bộ” hết sang quán cà phê đối diện. Tiêng kêu cà phê, tiếng cười đùa, hỏi thăm, chọc ghẹo khá ồn ào, và tất cả những câu hỏi đều tập trung về một người, đó là cô chủ quán. Tôi với anh Hùng chọn cái bàn ở một góc, cô chủ quán bước tới cúi đầu chào anh Hùng, vì có lẽ anh là khách quen và hỏi. Anh Hùng uống “nâu nóng” hả, và đưa mắt nhìn tôi; còn anh uống gì? Cho anh một li trà đào nóng, thêm vào một li rhum với một bình trà nóng. Cô hơi ngạc nhiên vì món đồ uống có phần hơi lạ, và tôi một gã đàn ông lại càng lạ hơn. Khoảng 15 phút sau cô mang ra cà phê cho anh Hùng, trà đào cho tôi, thêm vài lát chanh và một chai rượu Rhum Chauvet đỏ loại 1 lít.
Cô cất tiếng, cái này em chưa pha bao giờ, anh tự pha giùm em đi nhé. Tôi gật đầu và tự pha để thưởng thức món đồ uống theo gu riêng của mình. Trong cái lạnh của đêm cao nguyên, hương vị của trà đào quyện với rượu Rhum tạo nên một cảm giác tuyệt vời đến tê đầu lưỡi. Thấy tôi uống có vẻ lạ nên anh Hùng bảo, chú pha cho anh một li để uống thử xem nào. Hồi trước anh cũng hay uống chanh rhum nhưng lâu quá rồi không uống nữa, hôm nay lại thấy cái vụ này hơi lạ thế. Tôi gọi thêm một li trà đào và pha cho anh một li, vừa nhấm nháp anh gật gù ra chiều thích thú lắm. Được đấy, kiểu này chắc làm vài ba li là về ngủ một giấc ngon đây, hay là hai anh em mình pha một ca làm hết bố cái chai này luôn cho nó sướng. Tôi cười, đâu có được anh, loại này mình uống theo kiểu Cocktail hoang dã thôi. Ngồi một lúc hai anh em tính tiền rồi về, anh Hùng trả luôn tiền chai Rhum Chauvet đỏ nhưng gửi lại, nói để bữa nào quay lại pha uống tiếp.
Hai ngày sau chúng tôi quay lại, vẫn ở cái nhà trọ ấy, buổi tối cũng quán đó với li trà đào pha rượu rhum đỏ. Có điều lần này cô ấy gọi tôi với cái tên là anh Rhum Rhum, một cái tên nghe cũng lạ lạ và nó có cái gì đó hơi tửng tửng thì phải. Tôi không buồn phản đối hay tán đồng vì nghĩ cho cùng mọi thứ ở đây, trong chuyến đi này rồi sẽ lướt qua như một cơn gió thoảng mùa thu của buổi chiều cao nguyên trong cái se se lạnh. Hai tuần sau anh Hùng lại kêu tôi đi với anh, lỡ đóng vai phải nhập vai cho trọn, tôi lại mang balo theo anh lên đường. Chuyến này chúng tôi đi hướng khác, nhưng sau một tuần thì lại về cung đường lần trước, và cũng ghé qua ở lại nơi đó một đêm. Cô chủ quán có vẻ thân với tôi hơn, hay gọi anh Rhum Rhum nhiều hơn, mỗi khi nhìn tôi đôi mắt ấy cũng biết cười, và trong tôi có chút hoảng loạn.
Rồi chúng tôi trở nên thân thiết, không sâu lắm nhưng cũng vừa đủ để em kể cho tôi nghe về gia đình, về cuộc đời và nổi oan khiên của mình. Em sinh ra và lớn lên ở một miền quê ven biển, cũng giống như tất cả những người dân xóm chài, xóm vạn sống dọc theo miền duyên hải của Việt Nam. Đó là đàn ông đi biển, còn phụ nữ ở nhà làm nghề đan lưới, muối mắm, cá và làm những việc chạy theo chuổi liên kết của nghề đánh cá. Hạnh Duyên, cái tên của em nghe có vẻ như một người phự nữ hạnh phúc lắm, bởi có cả chữ duyên và hạnh, nhưng tên cũng chỉ là tên, và em lại có phần bi nhiều hơn nữa là khác.
Tốt nghiệp THPT xong em không thi đại học mà chọn học nghề may, sau đó về mở một tiệm may nhỏ ở quê. 22 tuổi em lấy chồng, nhà chồng thuộc dạng gọi là có của trong vùng. Với 3 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất 1.000CV, không phải gia đình nào cũng có, và một chiếc do chồng em làm thuyền trưởng. Em lấy chồng không phải nhà anh ta giàu có mà bởi chồng em là một chàng trai hiền lành, tốt bụng và rất có duyên. Do phải quanh năm lênh đênh trên biển, và những lúc lên bờ lại không phải là thời điểm thích hợp nên sau hơn 3 năm kết hôn hai vợ chồng vẫn chưa có con.
Tốt nghiệp THPT xong em không thi đại học mà chọn học nghề may, sau đó về mở một tiệm may nhỏ ở quê. 22 tuổi em lấy chồng, nhà chồng thuộc dạng gọi là có của trong vùng. Với 3 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất 1.000CV, không phải gia đình nào cũng có, và một chiếc do chồng em làm thuyền trưởng. Em lấy chồng không phải nhà anh ta giàu có mà bởi chồng em là một chàng trai hiền lành, tốt bụng và rất có duyên. Do phải quanh năm lênh đênh trên biển, và những lúc lên bờ lại không phải là thời điểm thích hợp nên sau hơn 3 năm kết hôn hai vợ chồng vẫn chưa có con.
Mọi thứ đang êm trôi, bỗng một ngày tai họa ập đến, một lần đi biển tàu chồng em bị sóng đánh chìm trong một cơn giông lốc. Trên tàu có tất cả 8 người, riêng 7 ngư phủ kia được tàu bạn cứu sống, còn chồng em nằm lại giữa biển khơi. Nước mắt em không còn để khóc, nỗi đau trong em không nói được thành lời trước mất mác ấy. Thế nhưng, cái đáng sợ nhất là sau khi chồng em mất, nỗi đau chưa kịp nguôi thì em mang thêm một nỗi đau mới. Nỗi đau bị mẹ chồng, chị em chồng, những bà cô chồng và người đời gán cho em cái tội người đàn bà “sát phu”. Sống trong sự ghẻ lạnh, hằn học của nhà chồng nhưng em phải cố, dù cha mẹ em đã nhiều lần muốn em về nhà. Em quyết định phải đợi đến mãn tang, như một cách trọn vẹn với người đã khuất và không muốn người khác có thêm lời nào nữa.
Thời gian dần trôi và cuối cùng cũng đến, sau khi mãn tang chồng em xin phép về nhà cha mẹ ruột. Nhưng những kẻ đặt điều hình như không chịu để yên, họ cứ muốn đổ tội lên em, muốn trút hết sự ghen tức, muốn mọi thứ xấu xa thuộc về em chỉ vì cái tội em quá đẹp. Đẹp và thánh thiện, mà thói đời luôn rất thật; đó là những người phụ nữ đẹp luôn bị ganh ghét, và nếu như có điều gì xảy ra thì họ phải hứng chịu sự nguyền rủa từ những kẻ xấu xa, xấu từ ngoại hình đến bản chất. Em không phải là ngoại lệ.
Không chịu nổi tiếng đời, không đủ sức để đứng vững trên mảnh đất quê hương, em tìm cách trốn chạy quá khứ, trốn chạy sự phẩn uất. Và cái thị trấn nhỏ của miền cao nguyên này đã kịp níu lấy chân em, cho em sự yên bình, tĩnh tâm vừa đủ để nỗi đau trong em có thời gian lắng đọng lại. Hơn 7 năm em chưa một lần về quê, ngày giỗ chồng em vẫn làm mâm cơm cúng tế, và em nói sau này có kết hôn lần nữa thì em vẫn làm nhiệm vụ này như em đã từng làm.
Tôi nhớ có lần em hỏi bất chợt; anh thấy em có giống người đàn bà “sát chồng” không? Em hỏi mà đôi mắt ấy nhìn tôi đắm đắm, như muốn đọc hết những suy nghĩ và tâm tư của một người đàn ông. Tôi lãng đi ánh mắt đó và trả lời một câu bâng quơ, có lẽ đó là câu trả lời ngu ngốc và vô nghĩa nhất trong cuộc đời tôi khi nói chuyện với một người phụ nữ. Sau một khoảng im lặng, em hỏi tiếp một câu làm tôi toát mồ hôi; anh có sợ em không? Tôi trả lời, em hiền như thỏ mà tại sao anh phải sợ. . . ! Và tôi biết câu trả lời của mình chệch đi một góc 120 độ.
Thời gian cứ trôi đi trên những cánh rừng, trôi theo những cơn gió mùa hè cuốn tung đất đỏ, trôi cùng những mùa thu lá rụng và cũng cuốn trôi đi mọi thứ. Một ngày em hẹn tôi lên chơi, em rủ tôi vào buôn tìm mua một vài món đồ . Sau một hồi dạo quanh buôn làng, em rủ tôi ghé qua nhà già làng mua tặng tôi một hủ (ché) rượu cần, và cho em một hủ. Tối hôm ấy em cầm theo chai rượu Rhum Chauvet đỏ, một chai syrup Torani Peach, một hộp trà đào, chanh trái, bánh qui và xí muội sang chổ tôi ở. Em muốn tôi làm nhân viên pha chế với điều kiện phải pha hết, hai đứa uống hết nhưng không được làm cho em say. Và trong ngất ngây hơi rhum em cho tôi biết tháng sau em sẽ kết hôn, chồng em làm nghề thợ điêu khắc gỗ, không giàu có nhưng tính hiền và chìu em lắm. Anh ấy là trai tân nhưng rất yêu em dù em là một người đàn bà đã cũ. Nghe em nói tôi thấy mừng cho em, vì cuối cùng em cũng bước qua quá khứ, bước qua cái mặc cảm và nỗi sợ hãi vu vơ đã từng ngự trị một thời gian quá dài.
Trước khi chia tay em ôm tôi rất chặt, tôi không biết phải diễn tả như thế nào nhưng như bạn biết đấy. Khi ta ôm một thứ gì đó trong tay mà ta biết chắc là sau khi buông ra nó sẽ vĩnh viển thuộc về người khác, nó sẽ tan biến như sương mù trên miền đất đỏ, mặc dầu trước đó nó không thuộc về ta. Nhưng cái cảm giác tiếc nuối, một chút hụt hẫng, một chút mất mác và một khoảng bâng khuâng cũng đủ để làm cho tâm hồn trống đi một lúc.
Buổi sáng khi tôi về em và chồng sắp cưới đến tiển tôi, em hỏi; anh lên dự đám cưới tụi em chứ? Tôi gật đầu hứa, và đây là câu trả lời mà tôi dành cho em rõ ràng nhất. Chồng em bắt tay tôi rất chặt, em đưa mắt nhìn tôi, và tôi thấy trong đôi mắt ấy không còn anh mắt của “người đàn bà khát” nữa. Ánh mắt ấy đã trở nên dịu dàng hơn, có lẽ tình yêu mới không phải là cơn mưa rừng xối xả, nhưng chắc cũng đủ để làm ướt đi hết mọi gốc rễ tình yêu của một người phụ nữ trong em. Chồng em, anh ta là thợ điêu khắc, và nêu muốn làm mới bất cứ cái gì đã cũ anh ta đều làm được, chỉ cần thay đổi hình dáng một chút thôi đúng không em.
Xe lăn bánh tiến về thành phố, con đường trở nên xa hơn. Những cánh rừng hai bên đường đã bắt đầu trút lá, một mùa thu nữa lại về. Mùa lại tiếp mùa đi cùng năm tháng, đâu có cái gì là mới mãi với thời gian ./.
Hàn Giang
Tin liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét